Tiêu chuẩn JIS (Japan Industrial Standard) là gì?
Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản viết tắt là JIS (Japan Industrial Standard) là bộ tiêu chuẩn được xây dựng và chuẩn hóa bởi Ủy Ban Công Nghiệp Nhật Bản và được công bố thông qua Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản, sử dụng cho các hoạt động công nghiệp ở Nhật Bản.
Lịch sử hình thành
Ngay từ thời Minh Trị, các doanh nghiệp tư nhân tự lên các tiêu chuẩn cho ngành hàng của mình sản xuất, mặc dù Chính phủ cũng đã đưa ra những tiêu chuẩn cơ bản cho các mặt hàng thương mại, đặc biệt vũ khí đạn dược…Tất cả được tổng hợp thành một bộ tiêu chuẩn chính thức vào năm 1921 gọi là Bộ Tiêu chuẩn Kỹ thuật Nhật Bản.
Sau thế chiến thứ II, Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản được thành lập. Năm 1946, các quy chuẩn mới của Uỷ ban Công nghiệp Nhật Bản ban hành. Năm 2004, Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp Nhật Bản được sửa đổi, logo nhận diện của JIS được sửa đổ từ ngày 1 tháng 10 năm 2005 nhưng việc chuyển đổi giữa logo cũ và mới được chấ dứt và chính thức chuyển sang chỉ dùng một logo vào ngày 1 tháng 10 năm 2008.
Phân loại tiêu chuẩn và đánh số
Các tiêu chuẩn được phân loại theo định dạng JIS A xxxx:xxxx, trong đó:
JIS: viết tắt của tiê chuẩn công nghiệp Nhật Bản
A: chữ cái đầu tiên đại diện cho tên ngành nghề
xxxx: bốn chữ số đầu thể hiện mặt hàng cụ thể của ngành nghề đó
xxxx: bốn chữ số sau thể hiện năm ban hành hoặc sứ đổi tiêu chuẩn đó.
Ví dụ: JIS B 7516:2005: Quy tắc kim loại
BẢNG PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN THEO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN
A |
Xây dựng dân dụng và kiến trúc |
M |
Khoáng sản |
B |
Cơ khí |
P |
Bột giấy và giấy |
C |
Điện- Điện tử |
Q |
Các hệ thống quản lý |
D |
Ô tô |
R |
Gốm sứ |
E |
Đường sắt |
S |
Đồ dùng trong nước |
F |
Đóng tàu |
T |
Thiết bị y tế và an toàn |
G |
Hợp kim Ferrous và luyện kim |
W |
Hàng không |
H |
Hợp kim không có Ferrous và luyện kim |
X |
Xử lý thông tin |
K |
Hóa chất |
Z |
Các ngành nghề khác |
L |
Vải sợi/ dệt may |
|
|
Vai trò của JIS trong hoạt động công nghiệp
- Cũng như các bộ tiêu chuẩn khác, JIS tham gia xây dựng và thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng của các sản phẩm công nghiệp nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đồng thời đánh giá được các yếu tố thân thiện với môi trường, mức độ an toàn của sản phẩm trong quá trình thao tác, sử dụng.
- JIS còn được sử dụng như một bộ tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý của các nhà máy, dây chuyền sản xuất.
- Những công ty áp dụng JIS trong quản lý chất lượng sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn khi tiếp cận các thị trường quốc tế, hệ thống JIS được công nhận tương đương như EN của châu Âu, DIN của Đức hay ASTM của Mỹ. Doanh nghiệp có thể tiến hành đánh giá mức độ phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng ở thị trường hướng tới dựa trên bộ tiêu chuẩn JIS.